Kết quả tìm kiếm cho "Nghề đi ghe"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1889
Rời quân ngũ trở về quê hương, 2 cựu chiến binh Danh Thành và Chung Văn Liếp, cùng ngụ xã Châu Thành (tỉnh An Giang) không ngừng nỗ lực vươn lên làm kinh tế. Cả 2 đều là hình ảnh đẹp của người lính Cụ Hồ giữa đời thường.
Lấy cảm hứng từ hình ảnh của những ngôi nhà lá đơn sơn ở miền Tây Nam bộ, anh Nguyễn Hùng Cường, ngụ xã Ô Lâm “biến” những vật liệu tái chế thành những ngôi nhà thu nhỏ, mang nét văn hóa đặc trưng trong nếp sống của người dân miền Tây.
Mùa mưa, núi Cấm (tỉnh An Giang) khoác lên mình chiếc áo mới xanh thẳm và tỏa hương trái ngọt. Hàng ngày, người dân “chốn bồng lai” này vẫn cần mẫn chăm sóc vườn cây ăn trái, kiếm thêm thu nhập từ thiên nhiên hào phóng.
Tôi cất tiếng khóc chào đời trong nước mắt của cả gia đình tiễn mẹ tôi đi mãi sau khi sinh tôi. Khi tôi còn đỏ hỏn, bà nội đã vượt hàng ngàn cây số, ôm chiếc túi vải nhỏ lặn lội từ quê ra đón tôi về nuôi. Không có mẹ trong những năm tháng đầu đời, nhưng tôi may mắn có ông bà nội thay cha mẹ thương yêu suốt một đời.
Với kiến trúc cổ kính, mang dấu ấn của giai cấp địa chủ phong kiến, Bảo tàng tỉnh An Giang (cơ sở 1, trước đây là Bảo tàng Kiên Giang) không chỉ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của vùng đất và con người An Giang thông qua hàng loạt hiện vật quý giá.
Khi dòng nước Mekong cuồn cuộn phù sa, báo hiệu mùa lũ sắp về là thời điểm ngư dân ven kênh Vĩnh Tế rục rịch chuẩn bị ngư cụ khai thác cá, tôm trên đồng.
Những ngày này, con nước lũ đã về nhuộm đỏ những dòng sông, con kênh trên vùng đất An Giang. Khi đó, dân câu lưới cũng bước vào mùa cá mới với hy vọng mùa cá, tôm bội thu, cuộc sống ấm no.
Trong “bách nghệ”, nghề thợ lặn được xem là bước đường cùng của dân sông nước miệt đồng bằng châu thổ Cửu Long. Tuy nhiên, đối lập với khung cảnh mưu sinh tăm tối của chốn sông sâu, những ai theo nghề này luôn ước muốn về tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau.
Đợi con cá linh mùa nước nổi, không đơn thuần là đợi một sản vật thiên nhiên mà là đợi chờ một mảnh hồn quê, một phần ký ức ngọt ngào gắn bó với tuổi thơ và chất sống hào sảng của người dân sông nước miền Tây.
Mùa nước nổi là thời điểm nhiều người dân có thêm nguồn thu nhập từ nghề câu lưới. Đây cũng là lúc các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngư cụ trên địa bàn tỉnh bắt đầu vào vụ, tạo thêm việc làm cho nhiều người lao động địa phương.
Về vùng Bảy Núi dễ dàng bắt gặp những hàng cây thốt nốt trải dài trên cánh đồng lúa xanh mướt, tạo khung cảnh nên thơ, yên bình nơi vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc. Cây thốt nốt còn là nguồn nguyên liệu quý, tạo ra các sản vật mang lại giá trị kinh tế cho người dân.
Sau khi hợp nhất, tỉnh Tây Ninh mới có dòng Vàm Cỏ Đông chảy xuyên suốt từ Tây Ninh xuống miền đất Long An xưa. Không chỉ là dòng chảy của phù sa, dòng Vàm Cỏ ấy còn chở theo cả hồn cốt nghệ thuật cải lương - một trong những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.